T4. Th11 6th, 2024

Phố cổ Hải Lạng (Nghĩa Thịnh)

1- Sự kiện nhân vật lịch sử liên quan đến quá trình hình thành làng ấp Hải Lạng:

Tướng quân Thái uý Phạm Cự Lượng được Đinh Bộ Lĩnh trọng dụng cho giữ chức Phòng ngự sứ tiên phong, tướng quân cử ra chấn giữ vùng đất cửa biển Đại An (Phía bắc huyện Nghĩa Hưng ngày nay)

                – Về quân sự: Vùng đất này vừa tiến công vừa phòng ngự vững chắc, bảo vệ phía tây thành Hoa Lư thế kỷ X.

                – Về kinh tế: Đây là bãi biển rộng (cửa sông Đáy) có thể xây dựng làng ấp trù phú.

Vì vậy mà các tướng lĩnh triều đình đã nghĩ đến việc về đây lập ấp. Đến năm 1206 đời Vua Lý Cao Tông, Quan tả thái giám Bùi Công Dực và một số các ông quan khác đã chiêu mộ dân các nơi về đây khai khẩn, lấn biển, việc hình thành ấp Hải Lạng đầu thể kỷ XIII, mở đầu cho việc xây dựng, mở mang làng ấp của Nghĩa Thịnh và các xã khác của huyện Nghĩa Hưng. Công việc đầu tiên là quai đê ngăn nước mặn, tiếp đó là cải tạo đồng ruộng thau chua rửa mặn, đắp đập khai mương, chặt lau sậy, … để có một cánh đồng lúa ngày nay.

Tại Đền thờ đền Tây cuối làng Hải lạng còn ghi chép:

Lê Triều Thái giám an ninh quốc

Hải ấp kim ân phúc lộc thần

Ca ngợi công đức của Thái giám Bùi Công Dực, ca ngợi công ơn của nhân dân Hải Lạng:

Ân thành hoàng gắng công lập ấp

Nghĩa muôn dân bền chí dựng làng

 

2- Hình thành phố cổ Hải Lạng:

                Việc phát triển kinh tể – văn hoá của người dân Hải Lạng thể hiện ở mọi chốn, mọi nơi, thể hiện trong nếp nghĩ, lối sống, phong tục tập quán và trong cốt cách cấu trúc làng xóm.

                – Về kinh tế: Bên cạnh những mảng tối của chế độ phong kiến thực dân mà đại diện là tầng lớp thống trị với những chính sách cai trị bóc lột của cải vẫn thể hiện những mảng sáng chói đó là những hoạt động sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động.

                – Đầu thế kỷ XIV khi dòng sông Đào đã thật sự là dòng sông lớn (sông Đào là đoạn nối giữa sông Hồng ở NamĐịnh với biển ở cửa sông Đáy) nó đã trở thành tuyến giao thông quan trọng trên đường từ Bắc vào Nam và ngược lại. Do vậy đời sống về kinh tế của người dân Hải Lạng có một bước ngoặt mới.

                Trên đường thiên lý từ kinh thành Thăng Long vào các Châu, Hoan, Lý và ngược lại thì bến sông Hải Lạng là điểm dừng chân lý tưởng để phục vụ mua bán hàng hoá hai miền.

                Nếu đi từ kinh thành vào Nam thì đến Hải Lạng chọn một ngày đêm. Đêm nghỉ lại mua thêm hàng hoá, lương thực để vượt biển vào Nam.

                Còn theo chiều ngược lại: Từ khu vực miền trung đến đây đã dừng chân đảm bảo an toàn tuyệt đối vượt chướng ngại vật cuối cùng (đường biển) đoàn thương lái nghỉ ngơi sau những chặng đường dài, chuẩn bị các điều kiện thiết yếu khi tới Phố Hiến – Kinh kỳ.

                Hải Lạng đã trở thành một trung tâm sầm uất buôn bán đa dạng các mặt hàng – một bộ phận dân cư Hải Lạng đã chuyển từ nghề nông sang buôn bán dịch vụ – Họ mua đất làm nhà ngay trên bến sông – từ đó hình thành phố Hải lạng – Phố Hải Lạng chỉ dài 800m, 2 dãy nhà ngói và có cả nhà 2 tầng, đường phố được lát gạch nghiêng, 2 bên trồng phượng vỹ, phía dưới phố là các đình chợ ( 3 cái) và các dãy hàng quán phục vụ nhiều mặt hàng như: hàng tạp hoá nhà bà Bính, cửa hàng bán gạo ngô nhà ông Đào, ông Lai, bà Khanh, hàng thuốc bắc ông Kháng Đợn …. chợ họp cả các ngày trong tháng, có 9 phiên chợ chính vào các ngày 1, 4, 7 phục vụ nông sản và ăn uống, còn có cả hàng rượu ( Đồn Đoàn), hàng muối ( bà Bôn).

                Do vậy cuộc sống của người dân Hải Lạng sôi động, hối hả và đa dạng phong phú hơn; nhiều yếu tố thành thị sớm tác dộng vào dân Hải Lạng, phá vỡ suộc sống tĩnh lặng đồng ruộng có tính phổ biến ở các làng quê nông thôn Việt nam. Từ đầu thế kỷ XIII, hàng năm còn họp chợ Viềng 07/1 sau Tết Nguyên Đán.

3- Đời sống văn hoá làng Hải Lạng:

                Phía đầu phố có một ngôi đình thờ Lâm giang thái uý Phạm Cự Lượng một danh tướng thời Đinh. Đình to, gồm 5 gian tầng đường, trong đường và hậu chuẩn còn tượng của Phạm Cự Lượng, và rất nhiều đồ thờ thời Nguyễn như: kiệu bát cống, nhang án, chấp kích, …tiếp sau đình là ngôi chùa thờ phật, ngoài ra trong làng còn 3 đền và 7 miếu điện. Đền Tây thờ thành hoàng Bùi Công Dực, Đền Đông thờ cúng Minh Đại Vương, đền thượng thờ Tản viên sơn thánh, Điện thờ Hưng đại vương Trần Quốc Tuấn, …. (đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá)

                Hàng năm làng mở hội vào ngày 10/3 âm lịch, vẫn duy trì tập tục “Rước nước tế thần” có 3 hội tế: Tế nam quan, tế nữ quan và té thanh đồng. Còn tổ chức phần hội như: cờ tướng, tổ tôm điếm, chọi gà, đập nồi đất, kéo co, … thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia lễ hội. Lế hội hàng năm mang đâmk tính chất nhân văn sâu sắc của một làng quê.

Tháng ba kỳ phước của làng ta

Cầu phúc, cầu may đến mọi nhà

Già trẻ, gái trai vui đi hội

Truyền thống quê hương rộn tiếng ca

Trong làng còn duy trì đội múa sư tử, phường bát âm phục vụ những ngày lễ hội và lễ tết.

Trương Phúc Am

Liên hệ BLL Hội Đồng Hương